Thời điểm Cá mòi di cư

Bản đồ mô tả sự di cư của cá mòi

Cá mòi tên tiếng Anh là pilchard hay sardine là một vài loài cá dầu nhỏ thuộc họ cá trích. Tên Sardine được đặt theo tên một hòn đảo Địa Trung Hải của Sardina. Cá mòi có thân dài, chiều ngang hình bầu dục. Lưng chúng có màu hơi xanh hoặc nâu, bụng có màu bạc. Cá mòi ăn rong rêu, trứng cá, lăng quăng và các loại tôm tép nhỏ. Ban ngày cá mòi ở độ sâu khoảng 30 – 60 m và ban đêm chúng trồi lên ở độ sâu 15 – 30 m. Cá mòi có một chiếc đồng hồ sinh học chính xác, giống với đồng hồ sinh học của cá hồi ở phương Tây. Trứng cá mòi nở ra ở nước ngọt, cá con lớn lên theo dặm dài sông suối chảy ra biển cả để tới khi xuân về, mùa sinh sản tới chúng lại ngược dòng về đúng nơi mình sinh ra để làm công việc bổn phận của chúng là sinh sản.

Bên cạnh đó vào cuối xuân và mùa hè cá mòi di cư về phía bắc, kiếm mồi tại các vùng bờ biển. Mùa thu chúng lại kéo về phía nam để tránh mùa đông trong các vùng biển sâu. Hằng năm, từ tháng 5 đến tháng 7, loài cá mòi trong vùng nước lạnh ở phía nam châu Phi di chuyển về phía bắc, dọc theo bờ biển phía đông để vào Ấn Độ Dương, di cư tới vùng nước ấm,[1][2] ngoài ra, hàng nghìn cá mòi bơi từ vùng nước lạnh ở Agulhas, Nam Phi, tới vùng nước ấm vào tháng 7 hàng năm. Mỗi năm, giữa những tháng 5 và tháng 7, hàng triệu con cá mòi bơi về hướng bắc từ những đại dương phía Nam ngoài khơi Mũi Point của Nam Phi, chúng bơi thành đàn lớn đi lên đường bờ biển mũi Northern Eastern và Kwa-Zulu Natal.

Cuộc di cư của cá mòi kéo dài vài ngày.[3] Nó thường xảy ra trong khu vực trong khoảng từ tháng 5-7 hàng năm khi hàng triệu con cá mòi đẻ trứng trong vùng nước lạnh ở phía nam châu Phi di chuyển lên phía bắc để vào Ấn Độ Dương. Ở Việt Nam, từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch là mùa giăng lưới đón cá mòi. Khi mưa rơi đầu xuân làm ấm mặt nước sông Hồng cũng là lúc cá mòi từ biển ngược dòng trở về, từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch là mùa các làng chài ven sông Hồng giăng lưới đón cá mòi. Như vậy sự kiện này diễn ra trong khoảng tháng 5 đến tháng 7, nhưng nó không luôn luôn diễn ra hàng năm. Vào năm 2003, lần thứ 3 trong 23 năm, cá mòi không di cư thành đàn lớn ít nhất là có thể nhìn thấy gần mặt nước trong khi vào năm 2006 cũng không thấy. Các cuộc di cư trở nên không tiên đoán được, cá mòi đang lợi dụng sự mở rộng khí hậu ôn hòa khi nhiệt độ nước hạ xuống dưới 20 độ C, chúng cũng đang tiến về vùng nước ấm nơi thức ăn khan hiếm hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cá mòi di cư http://ngoisao.net/tin-tuc/goc-doc-gia/thi-anh/dan... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ky-nang-san-... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/song-ca-tron... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/san-ca-moi-tr... http://doisong.vnexpress.net/photo/nhip-song/mua-c... http://baohungyen.vn/phong-su-ky-su/201404/hoang-h... http://dantri.com.vn/chuyen-la/cuoc-di-cu-cua-dan-... http://dantri.com.vn/the-gioi/man-khieu-vu-tuyet-d... http://thvl.vn/?p=99500 http://www.tienphong.vn/Dep-Cuoc-Song-Muon-Mau/man...